Thước Lỗ Ban Online
Thước Lỗ Ban là thước được sử dụng để đo đạc trong xây dựng Dương Trạch (nhà cửa) và Âm Trạch (mộ phần).
Trên thước Lỗ Ban có chia kích thước thông thường ứng với các cung tốt, xấu tương ứng trong thước Lỗ Ban giúp người sử dụng biết kích thước đẹp (ứng vào cung đỏ) nên dùng khi nào, kích thước xấu (ứng vào cung đen) và tại sao phải tránh.
Dưới đây là công cụ Thước Lỗ Ban Online, bạn chỉ cần nhập kích thước sẽ biết được kích thước thế nào là đẹp nên sử dụng và kích thước nào là xấu nên tránh.
Nguyên tắc đo:
- Đo cửa: là đo kích thước thông thủy (thông khí) khung cửa, không đo cánh cửa.
- Đo chiều cao nhà: là đo từ mặt cốt sàn dưới lên mặt cốt sàn trên (bao gồm cả lớp lát sàn).
- Đo vật dụng (bàn ghế, giường tủ…): là đo kích thước phủ bì dài, rộng, cao hoặc đường kính.
Công cụ Thước Lỗ Ban Online
Nhập kích thước cần đo vào ô, sau đó xem chi tiết bên dưới nhé.
Nhập kích thước cần đo:
Hãy kéo thước
Thước Lỗ Ban 52.2cm: Khoảng thông thủy (cửa, cửa sổ...)
Thước Lỗ Ban 42.9cm (Dương trạch): Khối xây dựng (bếp, bệ, bậc...)
Thước Lỗ Ban 38.8cm (âm phần): Đồ nội thất (bàn thờ, tủ...)
Khoảng BỆNH ứng đặc biệt vào nhà vệ sinh. Nơi này thường là góc hung (xấu) của nhà. Cửa lọt vào chữ Bệnh sẽ thuận lợi cho bệnh tật sinh ra.
Thước Lỗ ban là cây thước được Lỗ Ban, ông Tổ nghề mộc ở Trung Quốc thời Xuân Thu phát minh ra. Nhưng trên thực tế, trong ngành địa lý cổ phương Đông, ngoài thước Lỗ Ban (Lỗ Ban xích) còn có nhiều loại thước khác được áp dụng như thước Đinh Lan (Đinh Lan xích), thước Áp Bạch (Áp Bạch xích), bản thân thước Lỗ ban cũng bao gồm nhiều phiên bản khác nhau như các bản 52,2 cm; 42,9 cm…
Do có nhiều bài viết, thông tin về thước Lỗ ban có các kích thước khác nhau. Ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu 3 loại thước phổ biến nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay là loại kích thước Lỗ Ban 52,2 cm; 42,9 cm và 38,8 cm.
- Đo kích thước rỗng (thông thủy): Thước Lỗ Ban 52,2 cm
- Đo kích thước đặc: khối xây dựng (bếp, bệ, bậc…): Thước Lỗ Ban 42,9 cm
- Đo Âm phần: mồ mả, đồ nội thất (bàn thờ, tủ thờ, khuôn khổ bài vị…): Thước Lỗ Ban 38,3 cm
Bảng tra nhanh thước Lỗ Ban 52.2
Hiểu hơn về Thước Lỗ Ban
Trong việc xây dựng nhà cửa, người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng thường rất chú trọng đến vấn đề phong thuỷ. Trong đó, ngoài 2 yếu tố “nhất vị, nhì hướng” thì kích thước cũng là yếu tố được được quan tâm hàng đầu trong phong thuỷ. Và để đo kích thước hợp phong thuỷ, người ta thường sử dụng các loại thước phong thủy như đinh lan, áp bạch, lỗ ban… Trong đó, thước lỗ ban là loại thước rất được ưa chuộng tại Việt Nam và các nước Đông Á.
Thước lỗ ban được lấy theo tên của Công Du Ban – người được xem là ông tổ của nghề mộc và xây dựng. Công Du Ban sinh ra ở nước Lỗ vào thời Xuân Thu (507 – 444 Trước Công Nguyên), nổi tiếng là một kỹ sư xây dựng và là một thợ thủ công giỏi trong lịch sử Trung Quốc. Và thước lỗ ban là một trong nhiều sáng chế nổi tiếng của ông được sử dụng rộng rãi cho tới ngày nay.

Vậy thước lỗ ban là gì?
Thước lỗ ban là một công cụ đo đạc được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng cũng như nội thất. Trên thước lỗ ban có đánh dấu các kích thước thông thường, ứng với đó là các cung tốt và xấu. Các mốc kích thước đẹp ứng với cung màu đỏ và kích thước xấu ứng với cung màu đen. Do đó, bạn có thể sử dụng thước lỗ ban này để biết nên sử dụng kích thước nào tốt cũng như tránh những kích thước nào xấu.

Các loại Thước Lỗ Ban:
Có 3 loại Thước Lỗ Ban phổ biến hiện nay:
- Thước Lỗ Ban 52,2 cm: Dùng cho Dương Trạch đo thông thủy.
Dùng để đo thông thuỷ, “lọt sáng”, “lọt lòng”, “lọt gió”, hay còn gọi là đo kích thước các khối rỗng trong xây dựng nhà ở như: cửa chính, cửa sổ, giếng trời… - Thước Lỗ Ban 42,9 cm: Dùng cho Dương Trạch đo khoảng đặc.
Dùng để đo kích thước các khối đặc, các chi tiết xây dựng, đồ nội thất như: kích thước phủ bì khối nhà, bậc, bếp, kệ, giường, tủ… - Thước Lỗ Ban 38,8 cm: Dùng cho Âm Trạch & Đồ thờ, cúng.
Dùng để đo âm phần như bàn thờ, tủ thờ, mộ phần, tiểu quách…
Bạn xem chi tiết từng loại thước bên dưới nhé:
Thước 52,2cm dùng để đo khoảng không thông thủy (cửa đi, cửa sổ, chiều cao tầng, giếng trời…)
Chiều dài chuẩn của thước Lỗ Ban này là 520mm. Được chia thành 8 cung lớn: theo thứ tự từ cung Quý Nhân, Hiểm Họa, Thiên Tai, Thiên Tài, Nhân Lộc, Cô Độc, Thiên Tặc, Tể Tướng. Mỗi cung lớn có độ dài 65mm, các cung lớn lại được chia thành 5 cung nhỏ, mỗi cung nhỏ dài 13mm. Khi sử dụng thước thấy thước nào có 8 cung lớn với tên như trên (Quý Nhân, Hiểm Họa,..) thì đó là thước Lỗ Ban 52cm.




Thước 42,9cm sử dụng trong khối xây dựng (bếp, bệ, bậc…). Chiều dài chuẩn của thước Lỗ Ban này là 429mm, được chia ra thành 8 cung lớn: Theo thứ tự từ cung Tài, Bệnh, Ly, Nghĩa, Quan, Nạn, Hại, Mạng. Mỗi cung lớn có độ dài là 53,625mm, mỗi cung lớn lại được chia thành 4 cung nhỏ, mỗi cung nhỏ dài 13,4mm. Khi sử dụng thước thấy thước nào có 8 cung lớn với tên như trên (Tài, Bệnh, Ly, Nghĩa…) thì đó là thước Lỗ Ban 42,9cm.




Thước 38,8cm hay 39cm sử dụng trong Đồ nội thất, âm phần (bàn thờ, tủ, mộ phần…). Chiều dài chuẩn của thước này là 390mm, được ra làm 10 cung lớn: theo thứ tự Đinh, Hại, Vượng, Khổ, Nghĩa, Quan, Tử, Hưng, Thất, Tài. Mỗi cung lớn có độ dài 39mm, mỗi cung lớn lại được chia thành 4 cung nhỏ, mỗi cung nhỏ dài 9,75mm. Khi sử dụng thước, thấy thước nào có 10 cung lớn với tên như trên (Đinh, Hại, Vượng, Khổ…) thì đó là thước Lỗ Ban 38,8cm.





Trên đây là bài viết chia sẽ về thước lỗ ban, cách đo thước lỗ ban chuẩn, cũng như công cụ thước lỗ ban online để bạn tiện sử dụng trong trường hợp không muốn mua thước. Cảm ơn đã quan tâm đến bài viết của Tuấn và có thể giúp bạn sử dụng Thước Lỗ Ban cũng như Phong Thủy một cách có ích.